Lễ cưới là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi cô dâu. Vì vậy, chiếc váy cưới không chỉ là một bộ lễ phục thông thường mà nó mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời mỗi cô gái và cũng một phần quyết định yếu tố thành công của đám cưới. Chính vì thế, nhiều cô dâu có xu hướng đi may hoặc mua riêng cho mình một bộ váy cưới dành tặng riêng cho mình với những phong cách thiết kế riêng. Tuy nhiên, giá chiếc váy cưới dù chỉ mặc một lần nhưng có giá không hề rẻ. Và sau ngày cưới, váy cưới cũng chỉ có giá trị kỉ niệm, lưu giữ.  Việc biết cách giặt và bảo quản váy cưới đúng cách tại nhà cũng là một điều mà mọi cô dâu nên biết.

Váy cưới có giá trị kỉ niệm nên cần bảo quản đúng cách

Váy cưới có giá trị kỉ niệm nên cần bảo quản đúng cách

1. Cách giặt váy cưới tại nhà

Váy cưới, áo cưới hay áo choàng cưới là lễ phục của cô dâu trong hôn lễ. Màu sắc, phong cách và tầm quan trọng của áo cưới phụ thuộc vào tôn giáo và văn hóa của những người tham dự đám cưới. Trong nền văn hóa phương Tây, cô dâu thường chọn một chiếc váy cưới màu trắng, được Nữ hoàng Victoria phổ biến trong thế kỷ XIX. Trong nền văn hóa phương Đông, các cô dâu thường chọn màu đỏ vì nó tượng trưng cho sự thịnh vượng. – Wikipedia

Mỗi váy cưới lại có những chất liệu khác nhau. Với những váy cưới thông thường đều được là từ vải polyester, ren hoặc voan. Những chất liệu này thường khá khó giặt nên sử dụng chất tẩy pha loãng, giặt bằng tay, vò nhẹ nhàng để tránh trầy xước.

Trước khi tiến hành giặt hãy kiểm tra toàn bộ váy để tìm ra những vết bẩn cần được làm sạch. Sau đó vò nhẹ làm sạch những vết bẩn này trước rồi hãy tiến hành giặt toàn bộ váy. Nên giặt váy trong nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ, nếu phải dùng tới thuốc tẩy để làm sạch vết bẩn thì nên hoà tan thuốc tẩy vào trong và giặt riêng chỗ bẩn trước.

Tránh trường hợp ngâm toàn bộ váy vào dung dịch thuốc tẩy. Sau khi giặt xong đừng vắt khô ráo nước như quần áo bình thường mà chỉ vắt nhẹ tay sau đó đem phơi ở nơi có ánh sáng nhẹ.

Phơi áo cưới ở nơi có ánh sáng nhẹ

Phơi áo cưới ở nơi có ánh sáng nhẹ

Đối với những chiếc váy cưới rườm rà nhiều chi tiết có đính cườm hoặc đá thì nên sử dụng phương pháp giặt khô để tránh bị bong tróc hoặc xước bề mặt cường, đá do ma sát trong lúc giặt. Còn nếu bạn muốn giặt ướt thì chỉ nên giặt ở phần đuôi áo – nơi ít đính cườm, đá.

Nhiều cô dâu nói rằng váy cưới mặc thì đẹp nhưng về giặt thì đúng là cực hơn nhiều vì váy trắng rất dễ bẩn. Tuy vậy, nhưng nhiều cô dâu vẫn lựa chọn và yêu thích chiếc váy cưới trắng bởi những ý nghĩa cao quý và đặc biệt của chính nó. Giống như cuốn sách của Godey Lady, tạp chí Vogue của thế giới thời Victoria, đã nói rằng:

“…từ nguyên sơ, màu trắng là màu sắc phù hợp nhất, dù là bằng bất cứ vật liệu gì. Nó là biểu tượng của sự thuần khiết và hồn nhiên của thời con gái, trái tim tinh khiết,…”  – Theo vtv.vn

Ngoài ra, nhiều cô dâu lại ưa chuộng những chiếc áo dài cưới mang lại sự truyền thống, nhẹ nhàng cho đám cưới. Đa phần áo dài cưới được làm từ lụa. Lụa đúng nghĩa được làm từ thiên nhiên, cho chất liệu mềm mỏng, nhẹ nhàng và sang trọng, nhưng giá thành khá đắt, có khi lên đến vài trăm nghìn một mét. Vậy nên bạn cũng cần lưu ý việc bảo quản.

Bạn nên giặt bằng tay, không chà xát hoặc vò mạnh. Sử dụng bột giặt, xà phòng nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng lập tức bộ áo dài của bạn. Đối với những áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ phai màu. Hoặc bạn có thể giặt khô để giữ màu áo dài của mình bên màu.

Sau khi giặt, bạn nên phơi ở nơi thoáng mát, không nên phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ khiến các sợi toa tằm bị giòn, khô, cứng. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên phơi áo dài lụa ở nhiệt độ cao, bạn sẽ thấy áo nhanh phai màu, vải mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn.

Bước cuối cùng là quá trình là, ủi. Bạn nên thực hiện khi áo dài còn ẩm. Nếu không có thể sử dụng bàn là hơi là vào mặt trái của áo dài. Tuy nhiên trong trường hợp áo dài đã khô, hãy thử cho áo dài vào túi nylon, sau đó giữ cho ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng, mức nhiệt độ thấp.

2. Cách bảo quản váy cưới tại nhà

Boong wedding xin đưa ra cho cô dâu một số mẹo đơn giản để bảo quản áo cưới:

1. Sử dụng túi đựng chuyên nghiệp để đựng áo cưới: sau khi giặt tẩy xong chiếc áo cưới của mình bạn nên dùng bao tay mỏng để tránh hạn chế tiếp xúc với áo cưới, mồ hôi có thể dễ làm váy bị ố vàng. Hãy rửa tay thật sạch trước khi đóng gói và nên cất giữ áo cưới vào túi chuyên dụng.

Bạn có thể tìm mua túi chuyên dụng ở chợ, chỉ cần xếp váy hoặc treo lên rồi cho vào bọc nhựa thắt chặt nút là bạn có thể yên tâm cất giữ chiếc váy. Hoặc váy của bạn có hộp đựng thì chỉ cần một lớp vải trắng ngoài bề mặt váy rồi cho vào hộp.

Bạn không nên sử dụng túi nylon hoặc hộp kim loại sẽ dễ làm quần áo bị nấm mốc do không khí ẩm, hoặc kim loại bị oxi hoá, làm ố vàng chiếc váy của bạn.

Túi đựng áo cưới

Túi đựng áo cưới

2. Cẩn thận với các loại hoa trong đám cưới: Bó hoa thường được vẩy nước để giữ độ tươi lâu khi mới giao đến, bạn không nên cầm hoa ngay trong lúc mặc váy cưới. Hãy nhờ người khác nâng nhẹ hoặc tránh bắn nước xung quanh, quấn một chiếc khăn nhỏ quanh phần cuống và đưa cho bạn sau 1,2 phút. Bạn cần đặc biệt chú ý phần phấn hoa ở một số loại có thể làm dây ra bẩn váy cưới của cô dâu.

3. Cho váy không gian “thở”: Khi đã đem váy về nhà nhà, bạn nhớ lấy ra khỏi túi và treo ở nơi cao, chắc chắn, tốt nhất là nên đặt váy trong không gian nào ít người qua lại. Chất liệu váy cưới thường là loại vải mỏng, nhẹ nên cần được bảo quản trong môi trường khô, thoáng, tránh động vật, và nơi có nhiều khói thuốc.

Hy vọng một vài kinh nghiệm nhỏ trong cách giặt và bảo quản váy cưới đến từ Boong Wedding – Studio quay phim cưới uy tín nhất Hà Nội. Mong rằng chiếc váy cưới sẽ sánh bước bên cô dâu, chú rể trọn đời, chúc cho cuộc sống hôn nhân của hai bạn viên mãn, hạnh phúc!

Có thể bạn quan tâm:

Cách chọn váy cưới phù hợp với từng dáng người

Nguồn: boongwedding.com