Boong Wedding Film

3 lời khuyên giúp các cặp đôi vượt qua khủng hoảng trước ngày cưới

‘Hôn nhân chính là nấm mồ của tình yêu”. Trước khi ngỏ lời cầu hôn, cuộc tình của các bạn có lẽ thật sự rất ngọt ngào. Nhưng khi đã đồng ý lấy nhau, việc khủng hoảng trước ngày cưới là không thế tránh khỏi. Liệu vấn đề này có làm cho cuộc tình của các bạn tan vỡ? Liệu đây là lửa thử vàng hay  đã đến lúc sự thật được nhìn thấu? Boong Wedding Film sẽ cùng các bạn tìm hiểu liệu khủng hoảng trước ngày cưới có thực sự đáng sợ và đưa ra những lời khuyên giúp các cặp đôi vượt qua khủng hoảng trước ngày cưới.

Khủng hoảng hôn nhân trước ngày cưới

Khủng hoảng trước ngày cưới là gì?

Khủng hoảng trước ngày cưới về mặt khoa học không phải là một bệnh lý, nó là một bệnh lý đặc biệt, xuất hiện ở các cặp đôi sắp kết hôn. Những lo lắng về kế hoạch tổ chức lễ cưới, về chi phí, khách mời, địa điểm và cuộc sống sau kết hôn khiến nhiều người lo lắng và trở nên cáu gắt, bực dọc với đối phương và thậm chí còn có suy nghĩ bỏ trốn khỏi đám cưới.

Khủng hoảng trước ngày cưới về cơ bản là một diễn biến tâm lý thường gặp của những cặp đôi trước ngày cưới, đặc biệt là những cặp đôi phải tự đứng ra lo liệu những vấn đề trong ngày trọng đại của mình. Tuy vậy, hãy cẩn trọng với vấn đề này bởi khủng hoảng trước ngày cưới có thể trở nên trầm trọng nếu xuất hiện nhiều hơn những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến hôn lễ và cả sức khỏe của bạn.

Những biểu hiện của khủng hoảng trước ngày cưới

Mất tập trung

Khủng hoảng trước ngày cưới khiến não bộ và thần kinh của chúng ta gặp phải các vấn đề về tư duy. Việc luôn lo lắng và mất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị cho hôn lễ khiến bạn trở nên mất tập trung ở cả những việc khác. Mọi việc bạn làm sẽ đều trở nên vụng về, lóng ngóng. Bạn sẽ luôn cảm thấy áp lực khi phải làm một điều gì đó, thậm chí là những việc mà bản thân đã rất quen thuộc.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Sau lời đồng ý cầu hôn, cả hai sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị cho đám cưới. Tâm lý chung của các cặp đôi trong khoảng thời gian nát sẽ là hưng phấn, vui vẻ và mong chờ cho ngày trọng đại của cuộc đời. Tuy vậy, nhiều người cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, ủ rũ vì có quá nhiều việc bản thân phải tự đứng ra tính toán, lo lắng, quá nhiều thứ phải bàn bạc, cân nhắc mà không ai có thể thay thế được. Các cặp đôi sẽ rơi vào cảm giác mệt mỏi, kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc không thể kiểm soát được tình hình sẽ càng khiến các cặp đôi trở nên mệt mỏi hơn, thậm chí dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc thất thường

Các cặp đôi thường có suy nghĩ hôn lễ của mình phải thực sự hoàn hảo đến những chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy, các cặp đôi thường dễ bị kích động, dễ cáu gắt, bực dọc khi mọi việc không được như ý, khi việc bàn bạc trở nên bế tắc, bất đồng quan điểm. Bạn dần trở nên bảo thủ và cố chấp, khăng khăng làm theo ý mình và có thái độ không hợp tác với tất cả mọi người. Sự cáu gắt tích tụ trong người có thể dễ dàng bùng nổ thành những tranh cãi, những cuộc cãi vã không hồi kết khiến cả hai trở nên chán chường, mệt mỏi.

Xuất hiện những ý nghĩa muốn chia tay

Tâm lý rối loạn của những cặp đôi trước ngày cưới là một thứ rất khó nắm bắt. Điều đó vô tình gây ra những xung đột, tranh cãi khó tháo gỡ và một trong hai người thường có thái độ né tránh, bất cần và xuất hiện ý nghĩa buông bỏ.

Rất nhiều cặp vợ chồng đã chia sẻ về việc đã từng xuất hiện ý nghĩ muốn chia tay ngay trước thời điểm hôn lễ diễn ra. Nó lặp đi lặp lại trong tiềm thức và gây cảm giác ức chế. Chính suy nghĩ đó khiến những yêu thương, tình cảm trước đó không còn ý nghĩa và bạn muốn nhanh chóng kết thúc mối quan hệ này để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trước ngày cưới.

Những lý do gây ra khủng hoảng trước ngày cưới

Cuộc chiến tài chính

Khi đồng ý kết hôn nghĩa là hai người sẽ cùng về một nhà, kể cả về quan hệ lẫn tài chính. Cũng chính vì điều đó mà tài chính luôn là những vấn đề khá nhạy cảm của hai bên gia đình. Và có thể những bất đồng tài chính đầu tiên đến từ việc chuẩn bị đám cưới – thời điểm mà cả hai đang có quá nhiều khoản phải chi cho ngày trọng đại như: chi phí chụp ảnh cưới pre-wedding, chi phí quay phim phóng sự cưới, chi phí đặt nhà hàng, khách sạn,…Nhiều người sẽ nghĩ cãi nhau khi nhắc đến tài chính là những vấn đề của chi tiêu và tiết kiệm. Nhưng thật ra đây là cảm xúc của cả hai người với tiền. Đó là sự chia sẻ công sức lao động và của cải mình làm được với người khác. Chính vì điều đó, tiền bạc rất có thể trở thành tác nhân làm tình yêu của hai người nguội lạnh.

Tiền bạc luôn là một vấn đề trong hôn nhân

Phát hiện nhiều mặt xấu của người kia

Đặc điểm nhận biết của dấu hiệu này chính là luôn có thể chê người kia bất cứ lúc nào hoặc luôn nhìn thấy những khuyết điểm của người kia.

Điều này cũng khá dễ hiểu thôi vì càng tiến tới “mãi mãi”, con người càng cân nhắc kĩ lưỡng hơn về quyết định của mình. Vì thế, họ sẽ ra sức tìm kiếm các bằng chứng để thuyết phục mình đúng. Thật không may là càng bới lông thì càng tìm vết. Những khuyết điểm của người kia ngày càng lộ ra. Và dần dần, hai người bắt đầu xem xét lại quyết định đi tới “mãi mãi” của mình.

Không giải quyết vấn đề – mấu chốt của khủng hoảng trước ngày cưới

Các cặp đôi thường không chủ động giải quyết vấn đề đang gặp phải và thường có hai lựa chọn: né tránh xung đột hoặc không giải quyết xung đột. Những cuộc cãi vã không có hồi kết. Né tránh xung đột là hai người nhìn thấy vấn đề nhưng hoàn toàn ngó lơ nó.

Những chiếc bát tồn trong bồn rửa. Những chiếc áo mặc dở trên ghế sofa. Những lúc nóng vội, tức giận hay cằn nhằn. Tất cả mọi thứ sẽ được nhìn rõ trong những ngày trước cưới. Điều này có thể làm bản thân các bạn khó chịu và bắt đầu suy nghĩ lại về hôn nhân của mình.

Nhưng chính những phút giây hai người im lặng và “bỏ qua” các hành động đó chính là bỏ qua những cơ hội để hai người hiểu nhau hơn. Nhẫn nhịn nhiều những thứ nhỏ nhặt sẽ có ngày nó trở thành một quyết định lớn. Nói đúng hơn là hai người có thể yêu nhau, nhưng cùng nhau chung sống cần nhiều hơn tình yêu. Và đó là sự thấu hiểu và những lời nói góp ý.

Nói như vậy không phải là khuyên các bạn moi móc mọi điểm chưa tốt của đối phương ra để cãi nhau. Nói như trên để hai người có thể hiểu nhau và làm cho nhau trở nên hoàn hảo hơn trong mắt bạn đời.

Và còn một điều cần làm để tránh xung đột trở nên tệ hơn chính là giải quyết vấn đề tận gốc. Nhiều người có xu hướng bỏ đi khi xung đột diễn ra thay vì nói hết vấn đề. Điều này khiến đối phương cảm thấy bực mình và khó hiểu. Vấn đề thì vẫn luôn ở đó và không được giải quyết tận gốc. Cuối cùng chính là cuộc chiến không hồi kết.

Lời khuyên nào cho những cặp đôi đang gặp khủng hoảng trước ngày cưới

Lên kế hoạch lễ cưới chi tiết

Một đám cưới hoàn hảo luôn là mong ước của tất cả các cặp đôi. Tuy vậy, việc đầu tiên cần làm sau khi đồng ý kết hôn chính là lên một kế hoạch cụ thể, chi tiết cho đám cưới của mình. Bạn không nên theo đuổi sự hoàn hảo và nên chấp nhận những điều chưa tốt như một lẽ dĩ nhiên. Nếu không có một kế hoạch cụ thể dành cho hôn lễ thì mọi việc sẽ thực sự rối rắm, từ đó xuất hiện những tranh cãi, bất đồng quan điểm và dẫn đến khủng hoảng trước ngày cưới. Với cả ngàn thứ cần chuẩn bị thì việc bạn nên làm là lên một danh sách cụ thể và đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng thứ tự và kế hoạch

Lên kế hoạch chi tiết cho ngày cưới giúp bạn bớt lo lắng

Không ôm quá nhiều việc về mình

Đám cưới là sự kiện trọng đại của không chỉ riêng hai bạn mà còn cả đôi bên gia đình. Vì vậy, để một đám cưới diễn ra trọn vẹn cần có sự giúp đỡ của rất nhiều người. Các cặp đôi cần chuẩn bị tốt nhất những việc của mình như lên danh sách khách mời, chụp ảnh cưới, chọn lễ phục, chọn hoa. chọn nhẫn,..Hãy để những người thân cùng tham gia chuẩn bị cho lễ cưới. Đừng cố gắng ôm đồm quá nhiều công việc về mình dẫn đến việc bị khủng hoảng trước ngày cưới.

Chia sẻ vấn đề với nhau

Hãy để những cuộc nói chuyện hàn gắn mối quan hệ của hai người. Kết hôn là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn trước ngày cưới, có thể một trong hai người sẽ bị căng thẳng, lo lắng. Việc của các bạn là chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với nhau. Các bạn cũng nên thường xuyên bàn bạc, trao đổi với nhau về kế hoạch đám cưới để tìm được tiếng nói chung, tránh những xung đột không đáng có. Tuy vậy, đừng chỉ nói với nhau về hôn lễ, những tin nhắn ngọt ngào, những lời động viêm, chia sẻ sẽ giúp nửa kia của bạn giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trong việc tổ chức lễ cưới

Tổng kết

Quả thật cảm xúc lo lắng, bồn chồn và áp lực là những thứ  khó tránh khỏi trong các giai đoạn trước ngày cưới. Nhưng điều quan trọng hơn cả là mọi người luôn tin tưởng vào quyết định của mình và đi theo nó. Điều này sẽ giúp bạn luôn tìm được ra các cách giải quyết đúng đắn trong mọi tình huống  xảy ra.

Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có được những thông tin hữu ích về tình trạng khủng hoảng trước ngày cưới. Boong Wedding Film – studio quay phim phóng sự cưới chuyên nghiệp tại Hà Nội chúc các bạn có cuộc hôn nhân hạnh phúc và trọn vẹn nhất!

4 dịch vụ không thể thiếu khi chuẩn bị cho đám cưới

Chi phí đám cưới bao nhiêu là đủ?

Nguồn: Boong Wedding Film