Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, là ngày mà cặp đôi chính thức được gia đình hai bên công nhận là một cặp vợ chồng sắp cưới. Đây là một phong tục mang đậm nét dân tộc và là một nghi thức quan trong trước lễ cưới. Vì vậy việc lưu lại giữ lại những khoảnh khắc đặc biệt này bằng quay phim phóng sự ăn hỏi là rất cần thiết. Nhưng liệu bạn đã rõ những cảnh quay cần thiết phải quay khi quay phim ăn hỏi không? Hãy cùng Boongwedding tìm hiểu nhé.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi quay phóng sự ăn hỏi

1. Cảnh chào hỏi và trao lễ vật giữa hai gia đình

Cảnh đầu tiên không thể thiếu khi quay phim ăn hỏi là cảnh chào hỏi và trao lễ vật giữa hai gia đình.

Cảnh trao lễ vật giữa hai gia đình

Cảnh trao lễ vật giữa hai gia đình

Khi giờ đẹp đã đến, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình để qua nhà gái. Sau khi hai nhà đình chào hỏi nhau, đoàn bê tráp nam sẽ trao mâm quả cho đội bê tráp nữ và hai bên sẽ trao phong bao lì xì để trả duyên cho nhau. Phong bao sẽ được gia đình hai bên chuẩn bị và thống nhất từ trước.

2. Cảnh hai gia đình nói chuyện

Cảnh gia đình hai bên nói chuyện cũng là một cảnh quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ. Sau khi trao tráp, hai gia đình sẽ cùng ngồi uống nước và nói chuyện. Hai gia đình sẽ giới thiệu các đại diện tham dự lễ ăn hỏi của hai bên. Nhà trai sẽ phát biểu lý do buổi lễ, giới thiệu về mâm quả. Gia đình nhà gái cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi. Mẹ chú rể cùng với mẹ cô dâu mở tráp.

Sau đó, cả hai gia đình sẽ cùng nhau trò chuyền bàn bạc về đám cưới sắp tới của cặp đôi. Ở cảnh này, bạn không cần quay quá chi tiết, chỉ cần nắm được những điểm chính của buổi nói chuyện.

Cảnh nói chuyện của gia đình hai bên

Cảnh nói chuyện của gia đình hai bên

3. Cảnh cô dâu ra mắt hai gia đình

Đây là một trong những cảnh quan trọng khi bạn quay phim ăn hỏi. Sau khi gia đình nhà gái nhận tráp, chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống ra mắt gia đình hai bên. Ở một số nơi quy định cô dâu sẽ không được xuất hiện cho đến khi chú rể lên đón.

Những cảnh cô dâu hồi hộp đợi chú rể, ngại ngùng khi ra mặt gia đình, vui vẻ mời bố mẹ và bố mẹ chồng tương lai chén nước hay những cái nắm tay siết chặt để giúp cô dâu bớt lo lắng,.. bạn hãy bắt thật tự nhiên.

4. Cảnh thắp hương trên bàn thờ của nhà gái

Sau khi cô dâu ra mặt gia đình hai bên, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ nhà gái để ra mắt ông bà, tổ tiên. Bàn thờ là một nơi linh thiêng của gia đình, nên đây là công việc không thể bỏ qua trong lễ ăn hỏi.

Cảnh thắp hương trên bàn thờ nhà gái

Cảnh thắp hương trên bàn thờ nhà gái

5. Cảnh nhà gái lại quả cho nhà trai

Kết thúc lễ ăn hỏi là cảnh nhà gái sẽ chia đồ trả lại mâm tráp cho nhà trai. Thông thường nhà gái sẽ mời tất cả nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật với gia đình.

Lễ ăn hỏi thường diễn ra trong từ 30 phút đến 1 tiếng.

6. Một vài kinh nghiệm khi quay phim ăn hỏi

Lễ ăn hỏi không quá rườm rà nên việc quay phim cho buổi lễ này cũng đơn giản. Tuy nhiên, nếu chưa quay phim ăn hỏi bao giờ bạn có thể gặp nhiều bỡ ngỡ và có thể bỏ sót cảnh. Dưới đây là một số kinh nghiệm để việc quay phim ăn hỏi trở nên dễ dàng hơn.

Hãy ghi lại những hình ảnh tự nhiên chân thật mà gần gũi nhất của Cô Dâu – Chú Rể và gia đình hai bên.

Trao đổi kĩ thông tin về lễ ăn hỏi với Cô Dâu – Chú Rể. Lập các kế hoạch các cảnh quay, góc quay chi tiết

Hãy chắc chắn rằng không bỏ lỡ những cảnh quay quan trọng.

Chỉnh sửa clip dựa theo phong cách mà Cô Dâu – Chú Rể mong muốn. Hãy đưa những bản demo để Cô Dâu – Chú Rể xem trước và sửa theo ý kiến của họ.

Trên đây là những cảnh quay cần thiết bạn không thể bỏ qua khi quay phim ăn hỏi, bạn có thể lựa chọn việc quay phim ăn hỏi theo hình thức phóng sự. Quay phim phóng sự ăn hỏi sẽ bắt được các cảnh trên một cách đầy đủ mà rất tự nhiên. Sau buổi lễ ăn hỏi sẽ đến lễ cưới đánh dấu một chặng đường mới của hai bạn trẻ. Hãy tìm hiểu thêm về việc quay phim phóng sự cưới cho lễ cưới nhé.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn và đặt lịch quay phim phóng sự cưới!

Boong Wedding Film
Hotline : 096.538.9669
Email   : boongwedding@gmail.com
Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội

Nguồn: boongwedding.com