Việt Nam là một trong những quốc gia có các nghi lễ trong đám cưới hỏi rất đặc biệt, rất truyền thống với nhiều và tục lệ. Theo quan niệm thời xưa, một đám cưới muốn diễn ra suôn sẻ thì cô dâu chú rể cần hoàn thiện cần tục lễ. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của thời đại, ngày nay người ta giản lược chỉ còn 3 nghi thức chính bắt buộc: Dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Hãy cùng Boong Wedding – dịch vụ chụp ảnh phóng sự cưới, quay phim cưới – quay phim phóng sự cưới tìm hiểu về 3 nghi thức trên để có một đám cưới trọn vẹn nhất nhé !
Xem thêm:
1. Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là nghi lễ trong đám cưới đầu tiên. Được cũng xem như lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa người lớn của hai gia đình. Theo nguyên tắc, cưới xin luôn là việc lớn trong đời nên cần nhiều thủ tục. Nghi lễ trong đám cưới cũng rất nghiêm ngặt. Nếu ngày xưa, đôi bạn trẻ cần trải qua 3 năm với 6 lễ mới có thể chính thức trở thành vợ chồng thì đến ngày nay, các nghi lễ trong đám cưới theo thời gian cũng dần được giản lược bớt. Mặc dù vậy, dạm ngõ vẫn được giữ như thủ tục đầu tiên của đôi bên.
Công đoạn chuẩn bị cho lễ dạm ngõ cũng không quá khó khăn, người miền Bắc thường chuẩn bị cau phủ vải nhiễu đỏ như tráp cưới, kèm theo các lễ vật thông thường khác như rượu, trái cây, trà… Thêm một lưu ý nữa là lễ vật của miền Bắc luôn phải là số chẵn, tương ứng với quan niệm đủ đôi đủ cặp.
Sau khi đại diện nhà trai đến dạm ngõ, thì như định ngày của hai gia đình, nghi lễ quan trọng tiếp theo chính là lễ ăn hỏi.
2. Lễ ăn hỏi
Ăn hỏi là phong tục thứ hai trong các nghi lễ trong đám cưới. Đây được xem như thời khắc đính hôn trong quan niệm của người Việt Nam. Nghi lễ này tượng trưng cho thông báo chính thức về việc hứa gả con gái với quan viên hai họ. Theo phong tục lâu đời của miền Bắc, lễ vật nhà trai chuẩn bị sẽ là số lẻ, thường là 5,7,9 hay 11 lễ, hoàn toàn ngược lại với miền Nam. Ở cả hai miền, nhà gái đều sẽ là bên quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật.
Các lễ vật được chuẩn bị cho lễ ăn hỏi thường được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, và những thiếu nữ chưa chồng bên nhà gái sẽ có nhiệm vụ đỡ tráp. Sau khi trao tráp cho nhau, đôi bên sẽ lì xì lẫn nhau dựa trên số tiền đã được thỏa thuận trước giữa hai nhà. Đây được xem là nét đẹp đáng lưu giữ trong truyền thống cưới hỏi Việt Nam.
Lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, mứt, kẹo, bánh suse, hoa quả… Vào ngày lành tháng tốt được định sẵn, nhà trai sẽ đến, phát biểu và giới thiệu các thành viên tham gia và lí do làm lễ ăn hỏi để nên duyên vợ chồng cho cô dâu chú rể. Sau đó, để đáp lễ, đại diện nhà gái sẽ phát biểu tương tự. Đồng thời đồng ý đề nghị và nhận lễ. Sau khi kết thúc phát biểu của đôi bên, cha, mẹ của hai nhà sẽ thắp hương báo cáo gia tiên nhà gái. Cuối cùng, cô dâu, chú rể cùng ra mắt hai họ, mời trầu, rót nước…các quan khách.
Kết thúc nghi lễ ăn hỏi, cô dâu, chú rể chỉ còn chờ 1 nghi lễ cuối cùng vào ngày được định sẵn để về bên nhau: lễ rước dâu.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 địa điểm tổ chức tiệc cưới sang chảnh tại Hà Nội
- Bật mí kinh nghiệm đặt tiệc cưới giá tốt nhất tại Hà Nội
3. Lễ rước dâu
Tuy nhiên đến ngày nay, bên cạnh đám cưới truyền thống, nhiều cặp đôi còn chọn một ngày cuối tuần rảnh rỗi để tổ chức tiệc chia vui với bạn bè thân thiết, chỉ với một số lượng khách mời hạn chế và được trang trí theo phong cách hiện đại. Đây cũng là xu hướng tiệc cưới mới mẻ trong năm 2020.
Nguồn: Boongwedding.com
lễ dạm ngõ và ăn hỏi khác nhau như thế nào đấy mọi người. Trước nay mình cứ nghĩ là 2 lễ này giống nhau chỉ có cách gọi khác nhau thôi :)))